Tuyển tập văn mẫu
  • Trang chủ
  • Văn mẫu tiểu học
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
  • Văn mẫu THCS
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
  • Văn mẫu THPT
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Những bài văn hay
  • Kinh nghiệm làm văn
Văn mẫu lớp 7

Nhận xét về giọng điệu trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh

Đăng bởi Hồng Thắm Tháng Hai 24, 2018

Nhận xét về giọng điệu trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

Loading...

Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về Pắc Bó (Cao Bằng). Giây phút thiêng liêng và cảm động ấy đã được nhà thơ TốHữu ghi lại:

“Ôi sáng Xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… im lặng. Con chim hót

Thánhthót bờ lau, vui ngẩn ngơ…"

(Theo chân Bác)

Hang Pắc Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó” được Bác Hồ viết vào tháng 2 năm 1941 theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử

Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang!”.

Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật đầy khó khăn, gian khổ.

Câu thơ mở đầu gợi lên cuộc sống hoạt động bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu mới về nước đang “nhóm lửa”. Hai vế tiểu đối đầy ấn tượng.

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”.

Câu thơ có thời gian, không gian và hành động. Thời gian là “sáng” và “tối”; không gian là “suối và “hang"; hoạt động là “ra” và “vào”. Mọi hoạt động đã.trở thành nền nếp, từsáng đến tối, từ suối đến hang, từ ra đến vào, khi cách mạng còn trứng nước, hoạt động chính trị gây dựng phong trào là chính, còn bí mật và nhiều khó khăn. Người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc đã sống và làm việc tại Pắc Bó: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Quy luật vận động ấy thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc quan.

Câu thơ thứ hai, ba chữ “vẫn sẵn sàng” có hai cách hiểu khác nhau rất lí thú. Sống và hoạt động bí mật nơi núi rừng, hang động chỉ có cháo bẹ raumăngnhưng sẵn có, đủ dùng ở nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người lão thực, gian khổ khó khăn vẫn lạc quan yêu đời. Sau này, ý tưởng “giàu có hào phóng” ấy được Người nhắc lại trong bài “Cảnh rừng Việt Bắc" đầu xuân 1947.

“Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thi chén thịt rủng quay

Non xanh nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say…”.

“Vẫn sẵn sàng”, “tha hồ- dạo”,, “mặc sức say”… là những cách nói “sang trọng” mà hóm hĩnh và yêu đời.

Cách hiểu thứ hai: Mặc dù thiếu thốn khó khăn, phải ăn cháo bẹ rau măng, nhưng tinh thần cách mạng vẫn hăng say, vẫn nhiệt tình. Gian khổ biết bao, nhưng với tinh thần “vẫn sẵn sàng, Người vẫn bền bỉ sáng niềm tin “nhóm lửa”.

“Ai hay ngọn lửa trong hang núi

Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau!”.

(Theo chân Bác)

Khác với người xưa, “công thành, thân thoái”, mai danh ẩn tích ở chôn lâm tuyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sông và chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.

“Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng”.

Đất nước cần, Bác viết “Đường cách mệnh”. Phong trào và cán bộ cần, Người “Dịch sử Đảng”. Hình ảnh “bàn đá chông chênh” không chỉ nói lên khó khăn thiếu thốn chồng chất mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hi sinh vì sự thắng lợi của cách mạng.

Câu cuối bài thơ đọc lên nghe rất thú vị. Một câu cảm thán vang xa:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”.

“Sang” nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”. Chỉ có “cháo bẹ rau măng”, chỉ có “bàn đá chông chênh” mà vẫn “sang". Sang vì lạc quantin tưởng về con đường cách mạng đánh đuổi Nhật, đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tại. Nhà thơ TốHữu đã có vần thơ rất hay nói về cái sang của Bác Hồ kính yêu:

“Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.

(Bác ơi)

“Tức cảnh Pắc Bó” là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài tứ tuyệt viết về Pắc Bó đã vượt qua một hành trình 60 năm. Nó như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt Nam và của lãnh tụ nơi suối lạnh hang sâu đầu nguồn. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bài học về tinh thần lạc quan yêu đời, biết sông và hướng về một lí tưởng cao đẹp.

Luyện tập:

Đề 1. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.

Đề 2. Tinh thần lạc quan yêu đời, biết sống và hướng về một lí tưởng cao đẹp củaHồ Chí Minh thể hiện như thế nào trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?

Đề 3: Nhận xét về giọng điệu trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó củaHồ Chí Minh.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Nhận xét về giọng điệu trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh
Đánh giá bài viết
Loading...

Có thể bạn quan tâm?

  • Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh – Văn hay lớp 8
  • Cảm nghĩ về bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh
  • Nhận xét về giọng điệu trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh
  • Bài viết số 6 lớp 7
  • Soạn bài bố cục trong văn bản
  • Soạn bài luyện tập tạo lập văn bản
  • Soạn bài luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
  • Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt
Loading...

Liên kết trài trợ

  • Văn mẫu hay nhất
  • Blog học trò
  • Nghị luận xã hội
  • Wiki văn mẫu
  • Văn mẫu tham khảo
  • Lời hay ý đẹp
  • Truyện cổ tích Việt Nam

Nhiều người quan tâm

  • thuyết minh về hoa mai
  • nghị luận về ô nhiễm ở thành phố hồ chi minh
  • phân tích bài chữ người tử tù
  • ta cay khe lop 5
  • viết đoạn văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa
  • Cam nhân ve nhân vat be thu đoan trích đen luc chia tay Trai tim tôi truyện chiêc lươc nga văn 9
  • cảm nhận về bài thơ tây tiến
  • phân tich va phat biêu cua em ve bai tho di dương

Từ khóa tìm kiếm

  • lí do thiên nhiên bị đe dọa
  • chứng minh rằng nếu khi còn trẻ không chịu khó học thì lớn hơn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
  • van thuyet minh ve cay phuong
  • Cảm nhận của em về truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quan Sáng
  • giàn ý ánh trăng văn lớp 9
  • tóm tắt truyện tắm cám
  • bài văn kể về chim chào mào
  • Cảm nhận của em khổ ba Sang thu của hữu thỉnh
2019 - Tuyển tập những bài văn mẫu hay nhất.
DMCA.com Protection Status