Tuyển tập văn mẫu
  • Trang chủ
  • Văn mẫu tiểu học
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
  • Văn mẫu THCS
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
  • Văn mẫu THPT
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Những bài văn hay
  • Kinh nghiệm làm văn
Văn mẫu lớp 11

Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo – Văn lớp 11

Đăng bởi Hồng Thắm Tháng Mười Một 14, 2017

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.

Được biết đến là một nhà văn hiện thực cho nên Nam Cao dường như không hề tô vẽ những cuộc đời, hay tô hồng những số phận của người nông dân. Có lẽ những nhân vật của Nam Cao luôn luôn là những con người bình dị, chân quê và rất đỗi chất phác nhưng thật dễ dàng có thể nhận ra rằng các nhân vật của ông thường có tướng mạo xấu xí và thô kệch. Và có thể nói rằng nhân vật Thị Nở là một nhân vật cũng đã thể hiện được những đặc tính này của nhà văn Nam Cao.

Nam Cao đã xây dựng nhân vật Thị Nở thật xấu xí, và phải khẳng định rằng Nam Cao không phải nhà văn muốn bôi nhọ người phụ nữ Việt Nam, mà dường như là ngược lại, tác giả như đã muốn nói đến vẻ đẹp sâu thẳm trong tận sâu tâm hồn của họ.Cho dù là hình hài của họ có phần xấu xí đến nỗi “ma chê quỷ hờn”. Mà ở nhân vật Thị Nở thì xấu thật. Ta có thể thấy Nam Cao miêu tả Thị Nở “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công, nó dường như đã ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn… Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành…”. Chỉ với những dòng miêu tả thật đầy chân thực như thế này, ó lẽ người đọc có cảm tưởng cả trong văn học lẫn ngoài đời thực thì dường như không có ai có thể xấu hơn Thị Nở được nữa. Hay thêm một câu văn nữa “đã thế thị lại dở hơi… Và thị lại nghèo… Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi…”. Thế nên, nhân vật Thị Nở không có chồng và “người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm”.

Xem thêm:  Phân tích giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Truyện Kiều

Vậy mà nhân vật Thị Nở lại có tình cảm với Chí Phèo. Chí Phèo được ví như một con quỷ của làng Vũ Đại mà bất cứ ai cũng phải xa lánh. Dường như ta thấy đây cũng là một dụng ý của nhà văn Nam Cao khi đã để cho một kẻ có diện mạo, hình hài dở hơi xấu xí và một kẻ cùng đường lưu manh đã được đến với nhau và yêu nhau. Có lẽ chính câu chuyện tình yêu ấy đã làm thức tỉnh những vẻ đẹp trong sâu thẳm tâm hồn con người. Và cho hai con người này đến với nhau như là một dụng ý nghệ thuật, chẳng phải ngẫu nhiên mà có thời kỳ tác phẩm “Chí Phèo” lại có tên là “Đôi lứa xứng đôi”.

Thị Nở từ một người đàn bà xấu xí đến cùng cực lại còn dở hơi đã trở thành một người phụ nữ đã thật biết quan tâm và lo lắng cho người khác đó là câu “Mình mà bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng…. Đêm qua thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà…”. Nhà văn Nam Cao thật tinh tế khi đã phát hiện ra nhiều điều hay ở con người xấu xí này. Và khi Thị tự tay nấu cháo rồi đem đến cho Chí Phèo, Thị Nở dường như cũng đã coi đó là người đàn ông của đời mình, và cũng vì vậy mà Thị đã hết sức lo lắng và thương yêu. Thật dễ có thể cảm nhận được ánh mắt và nụ cười toe toét của Thị lúc đó tưởng chừng như rất vô duyên nhưng kì thực nó lại khiến cho Chí cảm thấy Thị thật có duyên biết bao nhiêu.

Người đọc không thể nào quên chi tiết bát cháo hành mà Thị nở mang sang cùng những sự quan tâm tận tình mà Thị dành cho Chí đã khiến cho hắn lúc này đây thực sự xúc động. Và lúc đó hắn nghĩ đến những mơ ước thời trai trẻ, hắn có lẽ đã ăn năn và hối hận về những việc mình đã làm. Chính vì tình yêu thương, quan tâm chăm soc của người đàn bà này mà Chí Phèo như đã muốn được trở lại làm người lương thiện, muốn sống một cuộc đời thật bình dị và có biết bao hạnh phúc với Thị Nở. Có thể nói rằng trong tình yêu của người đàn bà dù xấu xí như Thị nhưng dường như vẫn có thể khiến cho con người ta rung động. Không một ai, ngay cả làng Vũ Đại ngoài thị Nở ra thì không ai có thể cảm hóa được con quỷ dữ Chí Phèo. Vậy mà thật ngạc nhiên chỉ một người phụ nữ xấu xí lại còn dở hơi bằng tình yêu chân thành, không vụ lợi của mình lại có thể làm được.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Loading...

Quả thật nhà văn Nam Cao đã rất thành công khi ông đã xây dựng hình ảnh con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng điều đó còn thật đáng nể khi thành công hơn nữa khi xây dựng nhân vật Thị Nở xấu xí đến nỗi ma phải chê, quỷ phải hờn. Dường như chính con người phụ nữ đầy tình thương yêu cũng như tấm lòng bao dung đã đánh thức phần con người lương thiện trong Chí Phèo. Ta có thể thấy chính tình yêu của người đàn bà xấu xí đó chính là một tình yêu chân thành, và thứ tình cảm đó xuất phát tự trái tim, và chính từ lòng cảm thông sâu sắc điều đó thật rất đáng trân trọng biết bao nhiêu. Vớinh â nvật Thị Nở thì đó chính là tia sáng, là niềm hy vọng, còn là một cầu nối để Chí Phèo trở về làm người, và giúp cho Chí Phèo sống với cộng đồng. Cho dù sau này như thế nào đi chăng nữa, cho dù Chí Phèo có tự kết liễu đời mình thì đối với nhân vật Thị Nở và chi tiết bát cháo hành dường như vẫn có ý nghĩa to lớn đối với một cuộc đời, đối với một số phận. Có lẽ điều đó để cho ngay cả những kẻ cùng đường, hay lạc lối thì dường như ở họ vẫn biết hy vọng về tương lai tốt đẹp, họ như vẫn khao khát được sống và được yêu.

Xem thêm:  Thuyết minh về Chùa bà Đanh

Với tác phẩm đặc sắc “Chí Phèo” thì dường như người đọc có thể thấy rằng, không phải chỉ những người phụ nữ xinh đẹp mới có thể để lại những ấn tượng tốt đẹp. Ta có thể thấy những người phụ nữ có hình hài xấu xí nhưng ở họ dường như lại có tấm lòng yêu thương, nhân hậu như nhân vật Thị Nở cũng đã khiến cho không ít người đọc nhớ mãi. Và cho dù xấu xí nhưng chính cái nét duyên thầm kia người đã như làm cảm hóa được một “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại. Ở người phụ nữ đó như đã thổi bùng lên ngọn lửa thương yêu giữa những con người với nhau. Và đó dường như là giá trị nhân văn, nhân đạo mà Nam Cao muốn gửi gắm trong tác phẩm.

Nguồn: Văn mẫu hay

0.0
00

Có thể bạn quan tâm?

  • Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao- Văn 11
  • Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo qua hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao- Văn 11
  • Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
  • Suy nghĩ của anh chị về hình ảnh nước mắt của nhân vật Chí Phèo
  • Phân tích hình ảnh bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
  • Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
  • Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
  • Phân tích nhân vật Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao
>> Tải tài liệu này về ngay pdf Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo – Văn lớp 11

Cảm nhậnchí phèocon ngườinam caophân tíchPhân tích nhân vật Thị Nởvăn học

Loading...

Liên kết trài trợ

  • Văn mẫu hay nhất
  • Blog học trò
  • Nghị luận xã hội
  • Wiki văn mẫu
  • Văn mẫu tham khảo
  • Lời hay ý đẹp
  • Truyện cổ tích Việt Nam
  • Giải bài tập môn Toán

Nhiều người quan tâm

  • đóng vai nhân vật ông sáu trong chiếc lược ngà
  • đoạn văn tả biển có câu mở đoạn lớp 5
  • cảm nhận về bài thơ tây tiến
  • hình ảnh vua quang trung trong hồi thu 14
  • dan bai ke chuyen vui sinh hoat nhu nhan
  • phân tích bài đất nước từ đầu dến đất nước có từ ngày đó
  • cảm nhận của em về bài thơ câu cá mùa thu
  • cam nhan ve bai tho ngam trang

Từ khóa tìm kiếm

  • phân tích hình ảnh bát cháo hành trong chí phèo
  • kể về một việc tót
  • tả chiếc but mực
  • hinh tuong song trong bai tho cung ten
  • thuyet minh ve mot cuon truyen lop 8
  • kể về buổi lao động
  • the loai bai tho muon lam chu cuoi
  • thuyết minh về cây lúa lớp 8
2019 - Tuyển tập những bài văn mẫu hay nhất.
DMCA.com Protection Status