Tuyển tập văn mẫu
  • Trang chủ
  • Văn mẫu tiểu học
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
  • Văn mẫu THCS
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
  • Văn mẫu THPT
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Những bài văn hay
  • Kinh nghiệm làm văn
Văn mẫu lớp 7

Soạn bài từ láy

Đăng bởi Hồng Thắm Tháng Hai 23, 2018

Soạn bài từ láy

Hướng dẫn

Loading...

I.CÁC LOẠI TỪ LÁY

Câu hỏi 1: Những từ láy trong các câu (trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê) có đặc điếm âm thanh gì giống nhau, khác nhau?

Gợi ý:

– Xét về âm thanh: Từ “đăm đăm” là từ láy có hai tiếng hoàn toàn giống nhau; từ “mếu máo” giống nhau phụ âm đầu (m), từ “liêu xiêu” giống nhau về vần (iêu).

Câu hỏi 2: Dựa vào kết quả phân tích trên, hãy phân loại các từ láy có ở mục 1.

Gợi ý:

Từ kết quả trên, ta có thê phân từ láy làm hai loại: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

Câu hỏi 3: Vì sao các từ láy sau đây không nói được là bật bật thẳm thẳm?

Gợi ý

Xét về nguồn gốc, đây là hai từ láy toàn bộ nhưng đã có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối. Đây là sự hoà phối về âm thanh. Hiện tượng này ta thường thấy.

VD: đo đỏ, đèm đẹp V.V…VÌ vậy, nếu chúng ta gọi bật bật và thẳm thẩm sẽ không tạo ra sự hoà phối về âm thanh.

II. NGHĨA CỦA TỪ LÁY

Câu hỏi 1: Nghĩa của từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?

Gợi ý:

Các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do mô phỏng âm thanh (dựa vào âm thanh).

Câu hỏi 2: Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?

Gợi ý:

a.Lí nhí, ti hí, li ti gợi ra những sự vật và âm thanh nhỏ bé, không bộc lộ hết ra ngoài, về âm thanh, các từ láy trên đều lặp đi lặp lại phần vần (nguyên âm i).

b.Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh là những từ láy gợi ra những gì trôi nổi, có sự thay đổi về vị trí và hình dạng. Giữa các tiếng có sự lặp lại phụ âm đầu.

Câu hỏi 3: So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo dỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ.

Gợi ý:

-Tiếng gốc: mềm và đỏ mang tính cụ thể.

-Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với tiếng gốc có sắc thái giảm nhẹ và có sắc thái biểu cảm cao.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Đọc đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (từ “Mẹ tôi, giọng khản đặc” đến “nặng nề thế này”),

a. Tìm các từ láy trong đoạn văn đó.

b. Xếp các từ láy theo bảng phân loại.

Gợi ý:

HS tìm các từ láy, sau đó xếp vào hai loại như sau:

-Từ láy hoàn toàn: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp.

-Từ láy bô phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.

Bài tập 2. Điền các từ láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo thành từ láy.

Gợi ý:

Có thể tham khảo cách điền như sau: lấp ló, nho nhỏ, nhưng nhức, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.

Bài tập 3. Chọn từ láy: nhẹ nhàng, nhẹ nhõm, xấu xa, xấu xí, tan tành, tan tác để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

Gợi ý:

-Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.

-Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.

-Mọi người đều căm phần hành động xấu xa của tên phản bội.

-Bức tranh cua nó vẽ nghuệch ngoạc, xâu xí.

-Chiếc lọ rơi xuông đất, vỡ tan tành.

-Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả.

Bài tập 4. Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.

Gợi ý:

-Tuỳ vào cách lựa chọn nôi dung khác nhau, HS có thể đặt câu trong đó có các từ đã nêu trên. Có thé tham khảo các VD sau:

-Cô Hoa có dáng người nhỏ nhắn.

-Tính tình của Lan rất nhỏ nhặt.

-Cô ấy có giọng nói nhỏ nhẻ.

-Anh đừng trách cô ấy nhỏ nhen.

-Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như cánh hoa nhỏ nhoi giữa dòng đời vô định.

Bài tập 5. Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, mệt mỏi, nảy nở là từ láy hay từ ghép?

Gợi ý:

Các từ trên là từ ghép bởi lẽ: mới đọc qua có thể cho rằng đây là từ láy, song nghiên cứu kĩ thì thấy các từ trên đều có hai tiếng có nghĩa tạo thành một từ mới mang nghĩa khái quát hơn. Do vậy, đây là những từ ghép đẳng lập.

Bài tập 6. Các tiếng chiền (trong chùa chiền), nê (trong no nê), rớt (trong rơi rớt), hành (trong học hành) có nghĩa là gì? Các tiếng chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ ghép hay từ láy?

Gợi ý:

Nghiên cứu kĩ các từ chùa chiền, no nè, rơi rớt, học hành ta thấy đây là các từ ghép đẳng lập vì:

-Các tiếng rớt (trong rơi rớt), hành (trong học hành) đều là tiếng có nghĩa. Rớt nghĩa là rơi xuống một vật gì đó, hành nghĩa là làm.

-Còn các tiếng chiền (trong chùa chiền), nề (trong no nê) là những từ mang nghla tương đương như từ chùa và no. Hai từ này nhiều khi được xem như là từ láy vì các tiếng chiền, nê nay đã bị mờ nghĩa.

Soạn bài từ láy
Đánh giá bài viết
Loading...

Có thể bạn quan tâm?

  • Soạn bài Mùa xuân của tôi
  • Tả cây đa
  • Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
  • Soạn bài chơi chữ
  • Phân tích đoạn trích “Sau phút chia ly” của Đoàn Thị Điểm – Văn lớp 7
  • Soạn bài đại từ
  • Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch.
  • Bài viết về chủ đề cánh chim hoà bình
Loading...

Liên kết trài trợ

  • Văn mẫu hay nhất
  • Blog học trò
  • Nghị luận xã hội
  • Wiki văn mẫu
  • Văn mẫu tham khảo
  • Lời hay ý đẹp
  • Truyện cổ tích Việt Nam

Nhiều người quan tâm

  • đóng vai ông sáu kể lại chiếc lược ngà
  • cảm nghĩ về em trai
  • tuyển tập những mở bài nghị luận xã hội hay lớp 11
  • cam nghĩ của em về tình yêu hạnh phúc khi được sống cùng gia đình
  • phat bieu cam nghi cua em ve thay co
  • đóng vai cám kể lại chuyện tấm cám
  • những nét chính về tác giả võ quảng
  • cảm nhận về bài thơ tây tiến

Từ khóa tìm kiếm

  • lí do thiên nhiên bị đe dọa
  • chứng minh rằng nếu khi còn trẻ không chịu khó học thì lớn hơn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
  • van thuyet minh ve cay phuong
  • Cảm nhận của em về truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quan Sáng
  • giàn ý ánh trăng văn lớp 9
  • tóm tắt truyện tắm cám
  • bài văn kể về chim chào mào
  • Cảm nhận của em khổ ba Sang thu của hữu thỉnh
2019 - Tuyển tập những bài văn mẫu hay nhất.
DMCA.com Protection Status